Xã hội ngày càng phát triển, phần lớn người dân Việt Nam đã xa cái thời phải lo CÁI ĂN, mà thời nay thay vào đó là lo cho CÁI ĐẸP. Điều này phần nào lý giải được tại sao ngành chăm sóc sắc đẹp lại phát triển và cạnh tranh như hiện nay. Ngành tóc là một trong số đó.
Vậy làm sao để có thể song hành cùng sự phát triển chung của ngành, các nhà đầu tư hay chủ salon tóc tương lai hãy nghiên cứu thật kỹ để xây dựng một kế hoạch phù hợp và thực thi thành công.
Dưới đây, là góc nhìn của Hưng Thịnh 28, góc nhìn của một người trong ngành chia sẻ tới bạn đọc.
1. Trang bị kiến thức và kỹ năng nghề tóc
Mục đích của bạn là đầu tư vào ngành làm đẹp, bạn muốn tìm hiểu thị trường hay bạn muốn thử kinh doanh vì thấy rằng ngoài kia có rất nhiều salon tóc mới lập nhưng làm ăn rất thịnh vượng; hay bạn là một thợ nghề muốn xây dựng một salon tóc và chăm sóc như “đứa con” của mình.
Nâng cao tay nghề thợ làm tóc (Ảnh: Sưu tầm)
Với một thợ nghề, hãy đảm bảo rằng bạn có bằng cấp và bằng khen thì càng tốt, hãy để những thứ hữu hình ấy tạo nên UY TÍN ban đầu trong mắt khách hàng.
2. Lập kế hoạch kinh doanh
- Xác định hình thức kinh doanh: xem bạn muốn khởi đầu từ con số 0, hay bắt đầu từ nền tảng có sẵn.
Hình thức thứ nhất là nhượng quyền: Bạn trả một khoản tiền theo thương lượng để tận dụng uy tín của một thương hiệu đã có tên tuổi trong ngành tóc. Được hỗ trợ quảng bá thương hiệu, bạn chỉ cần vận hành tốt cửa hàng và kéo thật nhiều khách tới.
Thứ hai là mua lại salon do phá sản hoặc nghỉ làm,… Tuy nhiên, hãy nghiên cứu thật kỹ lịch sử hoạt động của cơ sở đó rồi hãy đưa ra quyết định cuối cùng. Với hình thức này, bạn sẽ mua lại toàn bộ mọi thứ từ mặt bằng đến cơ sở vật chất, tiết kiệm thời gian set up nếu như mọi thứ vẫn còn sử dụng tốt.
Dạng thứ ba là mở salon mới hoàn toàn, nếu bạn có đủ tiềm lực tài chính, một tay nghề chắc chắn và đủ tự tin.
Lập kế hoạch kinh doanh salon tóc (Ảnh: Sưu tầm)
- Gói dịch vụ: Với 1 salon tóc thì dịch vụ chính là cắt gội, tạo kiểu tóc, màu tóc, sau đó có thể kết hợp bán các sản phẩm chăm sóc tóc cho khách hàng. Cần phải biết được khách hàng của chúng ta là ai? Thu nhập của họ? Mức đầu tư cho làm đẹp của họ? Gói dịch vụ của các salon xung quanh? … Để lập ra chính sách giá và combo dịch vụ phù hợp nhất với đối tượng khách hàng mình hướng đến.
3. Chọn địa điểm
Nếu bạn mua lại được một salon sẵn mặt bằng, hãy bỏ qua phần này.
Còn nếu không phải, hãy nghiên cứu tiếp nhé.
Khi lựa chọn mua lại thương hiệu salon nào đó, có sẵn mặt bằng có thể là yếu tố ban đầu mà bên đó đặt ra trước khi hợp tác với bạn. Thường thì mặt bằng nên ở các con đường lớn, đông người qua lại, diện tích đủ lớn. Còn nếu bạn muốn tự xây dựng tất cả cho salon của mình, hãy cân đối vào số vốn mà bạn đầu tư để chọn địa điểm phù hợp.
Lưu ý rằng mặt bằng có thể ở trong ngóc ngách nào đó nhưng cần dễ tìm, như thế thì khách hàng sẽ không quản ngại đường xa nếu họ thấy bạn có dịch vụ uy tín và chất lượng.
Chính vì ngành tóc phát triển mạnh, cho nên bạn cần nghiên cứu xem quanh mặt bằng đó có bao nhiêu salon đã mở, thương hiệu của họ ra sao, gói dịch vụ của họ cạnh tranh với mình như thế nào. Nên chọn một salon ở gần các điểm ăn uống, mua sắm, có địa điểm để xe tiện lợi.
4. Huy động vốn
Lên kế hoạch chi phí đầu tư tương ứng và các chi phí có thể phát sinh khác (ví dụ: bạn muốn thay đổi thiết kế của salon, bổ sung máy móc mới,…) và huy động vốn để sẵn sàng thực thi kế hoạch kinh doanh.
5. Thiết kế không gian salon
Nhìn vào không gian tiệm, cơ sở vật chất là khách hàng có thể đánh giá mức độ phát triển của salon.
Thêm nữa, họ đi làm tóc là để thư giãn, do vậy hãy tạo nên 1 không gian đơn giản, gần gũi nhất có thể. Nên có ghế chờ trong trường hợp đông khách vào cuối tuần, hay để chăm sóc người đồng hành của khách hàng.
Không gian của salon tóc (Ảnh: Sưu tầm)
Không gian cần thuận tiện cho thợ tóc thao tác các thiết bị máy móc, không quá chật chội nhưng cũng không quá rộng rãi vì có thể ảnh hưởng đến tài chính của bạn.
6. Mua sắm thiết bị
Bạn sẽ cần bổ sung một vài trang thiết bị, hoặc mua mới hoàn toàn.
Nên chọn các đơn vị cung cấp thiết bị uy tín để được tư vấn và có giá tốt. Bên cạnh đó, nếu vốn bạn hạn hẹp có thể tham khảo các nơi thanh lý thiết bị salon tóc.
Bạn nên cầm chừng, không sắm quá đà, không sắm đầy đủ mọi thứ nếu không cần thiết. Có thể bổ sung sau khi bạn đánh giá sự phát triển của salon.
7. Mua mỹ phẩm và dụng cụ làm tóc
Sử dụng loại mỹ phẩm nào để phù hợp với các gói dịch vụ của salon bạn. Sau đó, bạn có thể tới các đại lý phân phối sản phẩm hoặc cửa hàng mỹ phẩm tóc lớn như mỹ phẩm Cẩm Tú để mua với giá tốt và an tâm về chất lượng.
Mua sắm các loại mỹ phẩm tóc (Ảnh: Sưu tầm)
8. Tuyển dụng và đào tạo nhân viên
Chắc chắn một điều bạn sẽ không thể làm việc một mình mà không cần trợ giúp từ ai. Ít nhất là cần có thợ phụ và thợ có tay nghề để đáp ứng lượng khách đông đúc tới cửa hàng.
Tiêu chí đầu tiên không thể bỏ qua là tay nghề, tiếp đến là sự nhiệt tình và tác phong làm việc. Bởi chúng ta luôn phải tiếp xúc trực tiếp với khách, nếu không làm khách thấy hài lòng, sẽ rất dễ phật lòng khách.
9. Quảng cáo cho salon tóc
Không quá khó để bạn tự quảng cáo cho salon của mình.
- Tại cửa hàng: Sử dụng standee để giới thiệu về các chương trình, về gói dịch vụ.
- Kênh trực tuyến: Giới thiệu salon trên trang Facebook cá nhân và fanpage, kết hợp quảng cáo trả phí để tiếp cận nhiều khách hàng mới. Bạn có thể làm website để xây dựng một “salon online”, chạy quảng cáo cho website.
Trên đây là các lưu ý cơ bản ban đầu để xây dựng một salon tóc, chúc các bạn thành công nhé!